ĐỒNG HỒ CƠ – TUYỆT TÁC CƠ KHÍ

Được ra đời vào thế kỉ XVIII, cha đẻ là một nhà phát minh người Thụy Sỹ Abraham Louis Perrelet sáng chế ra, hoạt động dựa vào các cơ cấu cơ khí. Cho đến nay chúng vẫn đang ngày một phát triển và không ngừng cải tiến. Không như đồng hồ thạch anh (Quartz), người ta nói đồng hồ Automatic là cỗ máy có hồn, theo nguyên lí nó sẽ không bao giờ chết. Chính vì lẽ đó nó luôn là một vật có giá trị to lớn về mặt tinh thần.

024_parmigiani_fleurier

Dù rất nhỏ bé đường kính chỉ từ 38mm nhưng lại có thể mang trong mình tới hơn 500-1000 chi tiết khác nhau, khiến cho những ai đeo nó điều cảm thấy mạnh mẽ và phấn khích bởi chuyển động ăn khớp nhịp nhàng giữa các bộ phận bên trong chúng.

1375885_637850483000797_7417438790266413537_n

Nhắc đến đồng hồ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Thụy Sĩ đế chế đồng hồ lớn nhất thế giới với khoảng 600 doanh nghiệp lớn bé, có bề dày lịch sử về đồng hồ hàng trăm năm, nổi tiếng  với những mẫu đồng hồ SWISS MADE cao cấp, những ai say mê đồng hồ sẽ không thể thiếu chúng trong BST của mình.

marked swissmade

Song nói tới đồng hồ không thể không nói đến Nhật Bản với 3 gã khổng lồ: SEIKO, ORIENT, CITIZEN. Đã gây được tiếng vang lớn trong làng đồng hồ thế giới bởi độ hoàn thiện tốt kèm theo những công nghệ tiên tiến phần lớn dựa trên tiêu chuẩn Thụy Sĩ nhưng mức giá lại hết sức cạnh tranh.

022

Đồng hồ cơ được chia thành 2 loại: lên cót bằng cách dùng tay vặn núm (Handwinding) và lên cót tự động nhờ chuyển động của quả lắc (Automatic).

Chúng hoạt động được nhờ 5 bộ phận chính: bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và phần hiển thị thời gian.

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian, được đặt trên mặt đồng hồ giúp chúng ta đọc được giờ.

may-automatic-nh8338-58a

Để giảm tối đa sự hao mòn trong quá trình vận hành người ta thường dùng chân kính (Jewel) để lắp vào các bộ phận có tính ma sát lớn.

Chân kính được làm bằng đá quý, ở đây thông thường là: đá garnet, sapphire, hồng ngọc, lam ngọc, lục ngọc, kim cương. Được đem đi tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,… chúng có kích thước rất nhỏ đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm.

hinh 2

Ngày nay nhờ có sự góp mặt của khoa học tân tiến kèm theo những kỹ thuật hiện đại chúng không chỉ đem lại sự nhỏ gọn hay tính thẩm mỹ cho đồng hố mà theo đó là hàng loạt ưu điểm khác như: độ chính xác gần như tuyệt đối (sai số chỉ khoảng +/-1giây/ngày); độ kháng từ cao (những hơn 40,000A/m); khả năng trữ cót lên đến từ 3 tới 8 ngày, riêng chiếc ”A. Lange & Söhne Lange 31” có thể trữ tới 31 ngày; một số đồng hồ dòng ‘thợ lặn’ có độ chống nước tới 1000m. Ngoài ra đồng hồ cơ ngày nay còn có thể chịu được nhiệt, va đập, trầy xước, có kim dạ quang giúp hiển thị trong bóng tối, một số chiếc còn có thể phát ra âm thanh báo giờ… Không những thế một chiếc đồng hồ cơ ngoài hiển thị giờ, phút, giây ra chúng còn có thể hiển thị: thứ, ngày, tháng, năm, lịch vạn niên, mức trữ cót, chu kì trăng (Moon Phase),… Ở dòng đồng hồ thể thao cao cấp còn có chức năng bấm giờ (Chronograph). Một số đồng hồ có thiết kế lộ máy (Skeleton) hay lộ ‘tim’ (Open Heart), phần đáy (Case Back) làm bằng kính nhằm giúp người đeo có thể quan sát chuyển động bên trong đồng hồ.

rear

Đi sâu về đồng hồ phải nói đến TOURBILLON một tính năng xa xỉ bậc nhất khiến bất kỳ chiếc đồng hồ nào gắn chúng đều được săn đón dù rao bán với mức giá ‘trên trời’.

Quay ngược thời gian về  thế kỷ XVIII ý tưởng về tourbillon được ra đời bởi 2 vĩ nhân John Arnold và Abraham Louis Breguet, Tourbillon xuất hiện nhằm mục đích giảm thiểu lực hút trái đất lên một số bộ phận đồng hồ, vì vậy chúng đem lại sự chính xác tuyệt vời.  Do lồng quay trong động cơ Tourbillon thu nhận nguồn năng lượng từ lò xo chính, chiếc Tourbillon cần được thiết kế với kích cỡ tối thiểu để hạn chế phần năng lượng thất thoát cho hoạt động chính của đồng hồ. Một cơ chế Tourbillon đơn giản nhất gồm một khung chứa cơ cấu hồi, bánh lắc và dây tóc cân bằng, toàn bộ những bộ phận này sẽ xoay liên tục trong một cái lồng khi đồng hồ hoạt động. Kích thước của một chiếc lồng ước tính cũng chỉ khoảng 8mm.  Những kim loại bền, nhẹ được sử dụng để tạo nên những cỗ máy Tourbillon là tổ hợp của 40 đến 90 bộ phận nhưng khối lượng chỉ 0.2 đến 0.6g. Chính vì sự tinh xảo và phức tạp đó những hãng chế tạo được bộ máy toubillon rất ít. Với sự tiên tiến của khoa học kĩ thuật hiện đại, một nhà chế tác có thể sản xuất được số lượng 20 đến 30 cỗ máy đồng hồ chứa Tourbillon mỗi năm.

11986388_805264809592696_6878605532956585133_n

Đồng hồ không chỉ đơn thuần là một vật dụng theo dõi giờ giấc mà nó là một món đồ thể hiện đẳng cấp và địa vị. Đối với đàn ông có thể nói đồng hồ là món trang sức duy nhất của họ, bởi nó toát lên những nét thanh lịch và tinh tế của một người đàn ông có thể làm xiêu lòng bất kì người khác phái nào, chúng được phô diễn qua những cử chỉ hằng ngày từ cái bắt tay hoặc đơn giản chỉ là những lần vuốt tóc, xem giờ,…

11050650_1630585550489508_8620963472571349206_n

Viễn Du

Comments

comments

Like fan page của chúng tôi để cập nhật nhiều hơn : Viết Vu Vơ magazine
Viễn Du Tác giả:

Be First to Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *